CÔNG TY TNHH PROPACK MACHINE VIỆT NAM| máy đóng đai thùng| sửa máy đóng đai thùng| sửa máy đóng đai

Góc Kỹ Thuật

Cách đóng gói đồ dễ vỡ giúp đảm bảo an toàn khi phải vận chuyển

Cách đóng gói đồ dễ vỡ giúp đảm bảo an toàn khi phải vận chuyển

 

     Dân gian ta hay phán: “Ai càng nhiều hoa tay, sẽ càng khéo léo nhiều hơn”. Nhưng chúng ta không thể khẳng định suy luận đó là đúng hoàn toàn 100%. Càng không thể chứng minh được. Vì vẫn có những người, không chút hoa tay nào, nhưng họ vẫn có thể có cách đóng gói đồ dễ vỡ chuyên nghiệp, thậm chí mang tính khoa học và thẩm mỹ rất cao.

 

     Lỡ như không may trong quá trình chuyển nhà, bạn không còn nhiều thời gian để chăm chút chiu cho từng hàng hóa của mình thì phải làm sao? Đến lúc đó, bạn phải làm bằng mọi cách để đóng gói cho nhanh nhất và kịp thời gian để chuyển đồ về nhà mới. Hoặc mọi người cần gởi hàng dễ vỡ qua bưu điện rất cần việc đóng gói cẩn thận và tỉ mỉ.

 

     Vậy có cách đóng gói đồ dễ vỡ, mà vẫn an toàn và mang tính thẩm mỹ cao hay không? Mời bạn cùng thực hiện theo cách làm dưới đây, với các chuyên gia chuyên nghiệp đóng gói.

 

 

 1. Cách đóng gói đồ dễ vỡ, mà không hề sợ vỡ!

 

     Một khâu cực kỳ quan trọng khi bạn muốn tự chuyển đến nhà mới đó là đóng gói đồ đạc. Có rất nhiều cách cho bạn đóng gói đồ dễ vỡ, chỉ cần bạn chuẩn bị thêm mọi thứ và các dụng cụ cần thiết như: giấy bubble, dao, kéo, băng keo, thùng xốp, thùng hay hộp carton, bịch ni lông, giấy báo, … là bạn có thể đóng gói đồ dễ dàng và chuyên nghiệp. 

 

     Các mặt hàng dễ vỡ rất quen thuộc với cuộc sống chúng ta, hầu hết ai cũng sử dụng chúng hàng ngày. Đồ dễ vỡ thường được dùng chủ yếu, bao gồm: chén, bát, dĩa, ly, nồi sứ, bình hoa, đèn, khung ảnh, tivi,...

 

     Đa số các mặt hàng dễ vỡ này, đều được làm từ thủy tinh, sứ, gốm, kính. Nên rất dễ vỡ, nếu không cẩn thận khi gói hàng, bạn có thể làm vỡ chúng như chơi.

 

 2. Cách đóng gói đồ dễ vỡ - đĩa/dĩa

 

     Dĩa có loại nhiều loại khác nhau, được làm từ thủy tinh, sứ, ...nên rất dễ vỡ. Quy cách đóng gói hàng hóa thường có 1 chuẩn nhất định. Vì vậy cách đóng gói dĩa, khi chuyển nhà sẽ thực hiện như sau:

 

     - Đầu tiên, bọc từng dĩa bằng giấy báo hay bọc bong bóng, rồi dùng keo dán lại.

 

     - Tiếp theo, lót giấy hoặc xốp bong bóng ở đáy thùng xốp.

 

     - Tiếp tục xếp dĩa theo chiều dọc, cho dĩa nằm đứng, không nên cố nhồi nhét quá nhiều dĩa vào trong thùng quá nhỏ. Làm như vậy, trong quá trình di chuyển và nâng thùng lên, chúng sẽ bị chèn ép và rất dễ vỡ. Như vậy là bạn có thể xếp được dĩa dễ dàng vào thùng, một cách có khoa học và an toàn.

 

     

 

 3. Cách đóng gói đồ dễ vỡ - ly

 

     Có 2 cách gói ly đơn giản:

 

 + Thứ nhất: Dùng giấy gói hay giấy báo cuốn ly lại, rồi đặt giấy nhàu nát vào giữa ly, để giữ khoảng cách an toàn và giảm không gian trống. 

 

 + Thứ hai: Dùng xốp bong bóng cuốn gói lại là xong.

 

     Tiếp theo, ta cũng đặt giấy lót đáy thùng carton hoặc khăn càng tốt. Chọn thùng carton có kích thước trung bình để gói, ta đặt ly nặng nhất ở dưới cùng, sau đó đặt ly nhỏ trên cùng. Lưu ý khi đặt ly, nên lấp đầy khoảng trống bằng xốp hay giấy vụn nhằm tránh sự va chạm thiệt hại.

 

 

 4. Cách đóng gói đồ dễ vỡ - Ảnh/khung ảnh

 

     Ảnh hay khung ảnh đều là những mặt hàng dễ vỡ, tùy loại sẽ khung ảnh có kích thước tương đối rộng, nên rất khó có thể đặt chúng vào thùng carton dễ dàng. Cho nên, chúng ta chỉ có thể đóng gói khung ảnh bằng cách đơn giản sau:

 

     Bước 1: Dùng xốp bong bóng hay giấy gói, bọc lại xung quanh toàn bộ khung ảnh, rồi dùng keo dán lại.

 

     Bước 2: Đối với tranh ảnh nhỏ, bạn có thể xếp chúng tương tự như cách xếp dĩa. Còn đối với tranh ảnh có kích thước trên 90cm trở lên, bạn nên dùng khăn hay bọc nhựa, để giữ khoảng cách trống. Nhằm tránh va chạm nhau khi di chuyển.

 

 

 5. Cách đóng gói đồ dễ vỡ - đèn

 

     Để đóng gói đèn, điều đầu tiên cần làm chính là gói đèn bằng bịch ni lông, hay xốp bong bóng. Tiếp đó, chúng ta lấy khăn, vải hay xốp bong bóng xếp vào toàn bộ hộp hay thùng carton có kích thước lớn hơn đèn. Sau cùng, đặt đèn nằm phẳng xuống rồi nhét thêm các giấy vụn nhàu nát nhằm giảm khoảng trống.

 

     Sau khi đã đóng gói hoàn chỉnh, bạn nên dùng bút màu đánh dấu và ghi tên nhãn trên toàn bộ thùng. Để đến lúc nhân viên vận chuyển tới, họ sẽ dễ dàng phân biệt và biết được mặt hàng nào là dễ vỡ. Nhằm sắp xếp sao cho hợp lý.

 

     Tương tự, đối với các loại đồ còn lại như: bình hoa, tivi, … chúng ta chỉ cần áp dụng những cách đóng gói đồ dễ vỡ, theo những bước làm như trên là bạn có thể yên tâm khi vận chuyển chúng đến nhà mới.

facebook
Zalo