CÔNG TY TNHH PROPACK MACHINE VIỆT NAM| máy đóng đai thùng| sửa máy đóng đai thùng| sửa máy đóng đai

Góc Kỹ Thuật

Cách đóng gói đồ thủy tinh khi vận chuyển cực hữu ích

Cách đóng gói đồ thủy tinh khi vận chuyển cực hữu ích

 

     Đồ thủy tinh luôn thật sang trọng, bắt mắt nhưng lại rất mỏng manh, dễ vỡ. Do đó để đóng gói, vận chuyển đồ thủy tinh thì không đơn giản. Trước khi đưa lên xe tải vận chuyển hàng hóa, dù bạn là cá nhân cần chuyển đồ hay doanh nghiệp nhỏ chuyên kinh doanh đồ thủy tinh thì cũng cần phải biết cách đóng gói để hạn chế tối đa rủi ro nứt bể

 

1

 

 1. Chuẩn bị đồ dùng đóng gói

 

     Những gì bạn cần phải có:

 

  • Thùng hoặc hộp: Nên chọn thùng kích thước nhỏ tới trung bình hơn thùng lớn vì trọng lượng thùng sẽ nhẹ, dễ vận chuyển hơn.

 

  • Đồ dùng chống sốc: Giấy báo hoặc khăn lau đồ thủy tinh mềm.

 

     Đối với doanh nghiệp, bạn nên có thêm lớp bao xốp bong bóng để đảm bảo nhất trong quá trình vận chuyển cũng như cho khách hàng cảm giác món hàng được bảo vệ cẩn thận. Bao xốp có giá thành cao nên với nhu cầu cá nhân, bạn có thể sử dụng những chất liệu thay thế khác với giá thành rẻ hơn.

 

     Trước khi bỏ đồ vào thùng, bạn cần lót dưới đáy thùng một lớp chống sốc êm ái. Gợi ý là bạn dùng giấy tái chế hoặc giấy báo có độ mỏng vừa phải và bóp nhàu, sau đó, lót dưới đáy thùng.

 

 2. Thứ tự xếp đồ: Đồ thủy tinh dày để ở dưới, mỏng ở trên

 

     Nguyên tắc là những món đồ thủy tinh càng dày bạn hãy đóng gói trước, để ở dưới. Ví dụ như những chiếc dĩa, khay, thớt nên được đóng gói trước và đặt dưới đáy hộp. Sau đó mới đến tách trà và trên cùng thường là ly rượu sang trọng, mỏng manh.

 

     Tốt nhất là bạn nên đóng gói từng thứ một, không nên gộp chung nhiều món vì thủy tinh rất dễ bị trầy và tiếng “keng” khi va chạm sẽ làm bạn “toát mồ hôi” đấy.

 

 

 3. Đóng gói đồ thủy tinh phải nâng niu từ trong ra ngoài

 

     Mỗi loại đồ thủy tinh sẽ có cách đóng gói khác nhau tùy vào hình dáng và chất liệu. Mẹo cho bạn khi đóng gói là:

 

  • Vật dụng phẳng như dĩa, khay: Dùng giấy báo bọc hết toàn bộ.

 

  • Vật dụng có độ trũng như tách, chén: Đặt tách/chén lên giữa giấy báo và gấp giấy báo nhồi vô giữa phần trũng để bao trùm hết tách/chén.

 

  • Vật dụng cao, mảnh khảnh như ly rượu, ly cổ cao: Dùng giấy báo làm đầy phần trong ly. Đặt ly nằm trên tờ giấy báo, cuộn lại 3-4 lớp.

 

 4. Lót thêm lớp chống sốc phía trên

 

     Sau khi xếp đồ vào thùng, bạn cần phải lót thêm lớp báo nhàu nữa để chống sốc. Lót cao lên khoảng 5cm tới khi đụng tới nắp thùng trên. Bạn có thể tranh thủ để thêm một vài món đồ nhỏ, không dễ bể trong lớp lót này. Khi thùng được bảo vệ trên và dưới thì bạn có thể tự tin vận chuyển lên xe rồi đấy.

facebook
Zalo